Đăng lúc

Hơn 11+ dấu hiệu thụ thai không thành công và cách khắc phục dành cho cặp vợ chồng mong con


Việc nhận biết sớm các dấu hiệu thụ thai bất thành là vô cùng quan trọng đối với các cặp đôi đang mong muốn có con. Điều này không chỉ giúp họ điều chỉnh kế hoạch mà còn giảm thiểu căng thẳng, lo lắng và tìm ra nguyên nhân để có giải pháp khắc phục tình trạng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về những dấu hiệu này, cùng với nguyên nhân và cách tăng hiệu quả thụ thai.

Ngoài quan tâm đến các dấu hiệu mang thai sớm thì việc nhận biết dấu hiệu thụ thai không thành công cũng là một trong những vấn đề mà chị em cần tìm hiểu để phục hồi tinh thần cũng như lên kế hoạch mang thai sau đó. Bởi trên thực tế, các dấu hiệu này có khá nhiều điểm tương đồng với tình trạng kinh nguyệt bình thường.

Nguyên nhân thụ thai bất thành (không thành công)

Quá trình thụ thai được xem là thành công khi có sự kết hợp hoàn chỉnh giữa trứng và tinh trùng. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, có thể do nguyên nhân khách quan hay chủ quan mà khiến các dấu hiệu thụ thai không thành công xuất hiện, bao gồm các yếu tố sinh lý, yếu tố về thời điểm, và các vấn đề sức khỏe khác. Cụ thể, các lý do khiến sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng bị “thất bại” có thể là do:

  • Thời điểm giao hợp: Việc thụ thai chỉ có thể xảy ra trong khoảng thời gian khi rụng trứng. Nếu giao hợp không xảy ra trong khoảng thời gian này, khả năng thụ thai sẽ rất thấp.
  • Tuổi của vợ chồng
  • Tuổi của vợ chồng ảnh hưởng một phần không nhỏ đến quá trình thụ thai thành công. Thực tế, phụ nữ khi bước vào giai đoạn sau 35 tuổi cần rất nhiều thời gian để mang thai hơn các độ tuổi khác. Một số nghiên cứu trên lâm sàng đã chứng minh được sự ảnh hưởng của tuổi tác đến số lượng cũng như chất lượng của trứng. Do vậy, dù có kinh nguyệt đều đặn hằng tháng thì khả năng sinh sản của những chị em sau tuổi 35 bị giảm sút khá nhiều.

    Nam giới cũng gặp tình trạng tương tự. Phái mạnh khi ở độ tuổi sau 40 thì sức khỏe sinh lý cũng bắt đầu suy yếu dần, dẫn đến việc gặp khó khăn trong việc thụ thai.

  • Vấn đề lối sống
  • Những người thường xuyên tiêu thụ thuốc lá, cần sa, hay các chất kích thích khác với mục đích giải trí thì khả năng cao khả năng sinh sản sẽ bị giảm sút nghiêm trọng. Ngoài ra, nếu bạn thường gặp phải cảm giác stress, căng thẳng hoặc mất ngủ liên tục thì cũng dễ ảnh hưởng đến quá trình thụ thai.

    Chế độ ăn uống không lành mạnh cũng làm ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thụ thai. Những người thừa cân, tập thể dục quá sức hoặc thiếu cân nặng, suy dinh dưỡng cũng làm gián đoạn khả năng sinh sản.

  • Vấn đề về sức khỏe sinh sản
  • Dấu hiệu thụ thai không thành công xảy ra còn có thể là do vấn đề nằm ở trứng hoặc tinh trùng. Người chồng không có tinh trùng hoặc tinh trùng yếu, hình dạng không đồng nhất, bị biến dạng,...cũng làm giảm tỷ lệ đậu thai. Số lượng, chất lượng và khả năng di chuyển của tinh trùng đều ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Yếu tố như tuổi tác, sức khỏe tổng thể và các vấn đề bệnh lý nam khoa có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.

    Sức khỏe của trứng: Bên cạnh đó, nếu người vợ không rụng trứng thì cũng không thể mang thai. Một số bệnh lý liên quan đến sự hoạt động của buồng trứng như hội chứng đa nang buồng trứng (PCOS), suy buồng trứng nguyên phát, tăng prolactin máu, rối loạn chức năng tuyến giáp hay tập thể dục quá mức…. cũng khiến cho quá trình thụ thai bị cản trở, diễn ra không thành công. Sức khỏe và chất lượng của trứng là yếu tố quan trọng cho việc thụ thai thành công. Tuổi tác, các vấn đề nội tiết hoặc các vấn đề sức khỏe như hội chứng buồng trứng đa nang có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trứng.

    Tình trạng cổ tử cung: Các vấn đề như ung thư tử cung, u xơ tử cung hoặc dị tật tử cung có thể cản trở quá trình làm tổ của phôi thai.

  • Tiền sử phẫu thuật
  • Nếu người nữ trước đây từng có tiền sử nạo phá thai hay thực hiện các cuộc phẫu thuật liên quan đến buồng trứng, tử cung,.... thì cũng gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến việc thụ thai thành công.

    Với đàn ông cũng như vậy. Một số cuộc phẫu thuật can thiệp đến bộ phận sinh dục cũng khiến cho quá trình “đậu thai” giữa trứng và tinh trùng diễn ra không suôn sẻ như mong đợi.

  • Rối loạn nội tiết: Hormone đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ thai. Rối loạn hormone có thể gây cản trở quá trình rụng trứng hoặc làm giảm khả năng sống sót của tinh trùng.
  • Yếu tố di truyền và miễn dịch: Các vấn đề di truyền hoặc rối loạn miễn dịch có thể ngăn chặn việc thụ thai hoặc làm tổ của phôi.

Điểm danh những dấu hiệu thụ thai không thành công

Trong trường hợp vợ chồng đang lên kế hoạch để sinh con thì có lẽ sẽ càng ngày càng hồi hộp và lo lắng, không biết mình có mang thai thành công hay là chưa. Lúc này, việc chờ đợi đến ngày siêu âm hoặc sử dụng que thử thai sẽ khiến bạn nữ ngày càng khẩn trương hơn. Thay vì như vậy, bạn có thể chủ động nhận biết các dấu hiệu thụ thai không thành công như bên dưới đây để có kế hoạch mang thai vào dịp kế tiếp.

  1. Kinh nguyệt bình thường sau quan hệ - Dấu hiệu thụ thai không thành công rõ ràng nhất
  2. Chậm kinh, trễ kinh là yếu tố “chỉ điểm” rõ ràng nhất của việc mang thai thành công hay không. Tuy nhiên, trong trường hợp kỳ kinh nguyệt đến trước thời điểm bạn sử dụng que thử thai thì chắc chắn đây là dấu hiệu thụ thai không thành công. Trong một số trường hợp, các chị em thường nhầm lẫn máu kinh nguyệt với máu báo thai nhưng hãy kiên nhẫn và quan sát thêm. Nếu lượng máu ra liên tục và ra nhiều thì đây chính là “dự báo” của một kỳ kinh mới đã đến.

  3. Không xuất hiện tình trạng ốm nghén
  4. Ốm nghén bao gồm buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, chướng bụng, nhạy cảm với mùi vị. Buồn nôn và nôn được biết đến là những dấu hiệu đầu tiên ở 3 tháng đầu của thai kỳ. Nếu bạn không có những dấu hiệu này và vẫn có kinh, chắc chắn không mang thai. Tuy nhiên, một số phụ nữ mang thai không bị ốm nghén, vì vậy bạn nên chờ đến kỳ kinh tiếp theo hoặc thực hiện các biện pháp kiểm tra, tới các cơ sở y tế để có kết quả chính xác.

  5. Không nhạy cảm với mùi hương
  6. Nhiều chị em sẽ trở nên cực kỳ nhạy cảm với mùi hương sau khi mang thai thành công. Bạn có thể sẽ cảm thấy buồn nôn hoặc chóng mặt khi ngửi thấy mùi lạ. Điều này xảy ra là do sự thay đổi đột ngột của các hormone trong cơ thể khi mang thai. Việc nhạy cảm hơn với các mùi hương cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm trạng của bà bầu. Do vậy, nhiều chị em sẽ có xu hướng trở nên khó tính, dễ cáu gắt hơn khi mang thai. Nếu không có các biểu hiện nói trên thì có thể đó chính là dấu hiệu thụ thai không thành công.

  7. Không có triệu chứng cơ thể mệt mỏi
  8. Thông thường, khi mang thai, phụ nữ sẽ cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu và buồn ngủ do cơ thể cần nhiều năng lượng để nuôi dưỡng thai nhi. Nên nếu sau khi quan hệ 2 – 3 tuần mà bạn thấy cơ thể mình vẫn khỏe khoắn như thường thì khả năng cao là chưa có thai. Dấu hiệu thụ thai không thành công này có thể không chính xác ở những bạn nữ có sức đề kháng tốt. Tuy nhiên, phần lớn các chị em sẽ có biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu khi mang thai. Nguyên nhân là vì cơ thể đang phải tăng năng suất làm việc nhiều hơn để chuẩn bị cung cấp một lượng máu và chất dinh dưỡng cho bào thai.

  9. Không có dấu hiệu sự thay đổi vùng ngực
  10. Căng tức ngực, đầu vú sẫm dần thường là triệu chứng mà mẹ bầu nào cũng sẽ gặp phải trong những tuần đầu tiên sau khi thụ thai thành công. Tuy nhiên, nếu chị em thấy ngực mình cũng căng tức, nhưng đầu vú không đổi màu thì đó chỉ là dấu hiệu của việc sắp “đèn đỏ” và cũng là dấu hiệu cho biết thụ thai thất bại.

  11. Chất nhầy cổ tử cung không thay đổi: Chất nhầy cổ tử cung thường thay đổi trong quá trình rụng trứng và khi mang thai. Nếu không thấy sự thay đổi, có thể bạn chưa thụ thai.
  12. Nhiệt độ cơ thể không tăng: Sau khi rụng trứng, nhiệt độ cơ thể thường tăng nhẹ. Nếu nhiệt độ không thay đổi, có thể là dấu hiệu thụ thai không thành công.
  13. Không đầy hơi táo bón: Khi có thai, sự thay đổi bất thường của các hormone nội tiết trong cơ thể bạn nữ có thể gây ra các hội chứng như khó tiêu, đầy hơi và táo bón. Tình trạng này có thể tiếp diễn liên tục và kéo dài tới hết thai kỳ ở một số người.
  14. Không triệu chứng thèm chua: Khi mang thai, hormone hCG trong cơ thể của chị em sẽ có xu hướng tăng cao trong suốt thời kỳ đầu. Điều này sẽ khiến bạn bị kích thích vị giác, có cảm giác thèm ăn đối với một số loại thực phẩm, đặc biệt là đồ chua.
  15. Kết quả xét nghiệm thai âm tính: Nếu bạn nghi ngờ mình có thể đã thụ thai và sử dụng que thử thai tại nhà sau khi quan hệ khoảng 1-2 tuần mà kết quả là âm tính, có khả năng cao là bạn không có thai. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc thử quá sớm có thể dẫn đến kết quả giả âm tính do lượng hormone hCG trong nước tiểu chưa đủ nhiều để phát hiện.
  16. Không xuất hiện máu báo thai: Khi thai vào tử cung để làm tổ, gây ra tổn thương nhẹ và chảy máu nhẹ gọi là máu báo thai. Máu báo thai thường ít và xuất hiện trong thời gian ngắn, 1-2 ngày. Nếu sau quan hệ không dùng biện pháp tránh thai mà không có hiện tượng này, có thể là dấu hiệu không mang thai. Tuy nhiên, vì máu báo thai rất ít và khó phát hiện, nên cần quan sát kỹ trước khi kết luận.
  17. Không gặp các vấn đề về tiêu hóa: Khi mang thai, phụ nữ thường gặp các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, táo bón, khó tiêu, và chướng bụng do sự thay đổi hormone nội tiết. Nếu sau quan hệ bạn không gặp những vấn đề này, có thể đó là dấu hiệu không mang thai.

Cách chẩn đoán thụ thai không thành công

Ngoài các dấu hiệu thụ thai không thành công thì bạn có thể sử dụng các biện pháp phổ biến như bên dưới đây để chẩn đoán chính xác về khả năng thụ thai thành công.

1. Kiểm tra bằng que thử thai
Que thử thai được biết đến là dụng cụ hỗ trợ nhận biết có thai một cách nhanh chóng, có độ chính xác cao được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Đây là dụng cụ xét nghiệm định tính, nghĩa là xác định nồng độ hormone hCG - loại hormone chỉ tiết ra trong cơ thể phụ nữ khi mang thai. Thông thường, sau khi quan hệ được 7 ngày thì bạn có thể sử dụng que thử thai để kiểm tra xem có mang thai hay không. Nếu kết quả que thử thai 1 vạch thì điều này chứng tỏ bạn vẫn chưa mang thai.

2. Siêu âm và xét nghiệm
Nguyên lý của phương pháp xét nghiệm máu giúp phát hiện có thai sớm dựa vào hàm lượng nội tiết hCG. Xét nghiệm máu có thể đo được sự gia tăng khối lượng rất nhỏ của hormone này trong cơ thể trong vòng 6 – 8 ngày sau khi thụ thai. Do đó, đây được xem là xét nghiệm có khả năng dự đoán việc mang thai rất sớm ngay từ những tuần đầu tiên. Nếu kết quả cho thấy lượng hCG < 5mlU/ml thì chưa thể kết luận bạn đã mang thai.

3. Khám phụ khoa
Khi thực hiện thăm khám phụ khoa, bác sĩ sẽ khám tổng quát những chi tiết liên quan đến tất cả các cơ quan thuộc bộ phận sinh dục. Đồng thời, nữ giới sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như: Xét nghiệm nước tiểu, siêu âm ổ bụng,...nhằm phát hiện các bệnh lý gặp phải tại cơ quan sinh sản.

Một số dấu hiệu thường thấy khi thai đã vào tổ an toàn (thụ thai thành công)

  • Chậm kinh: Đây là dấu hiệu phổ biến và dễ nhận biết nhất.
  • Buồn nôn và nôn: Thường xuất hiện vào buổi sáng, còn gọi là “ốm nghén.”
  • Đau ngực: Ngực căng và nhạy cảm hơn bình thường.
  • Đi tiểu thường xuyên: Do tử cung lớn lên và chèn ép vào bàng quang.
  • Tăng tiết dịch âm đạo: Dịch âm đạo có thể trở nên dày và nhiều hơn.
  • Mệt mỏi: Cơ thể dễ cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng.
    • Một số biện pháp giúp tăng hiệu quả thụ thai tự nhiên

      Bên cạnh việc tìm hiểu cách dấu hiệu thụ thai không thành công, nếu muốn sớm mang thai theo kế hoạch thì bạn cũng nên tham khảo các phương pháp điều trị làm tăng khả năng thụ thai thành công như bên dưới đây:

      • Vận động thể chất thường xuyên: Nghiên cứu chỉ ra rằng, với mỗi giờ tập luyện trong tuần thì bạn sẽ giảm được 5% nguy cơ vô sinh hiếm muộn. Tuy nhiên, bạn cũng cần thực hiện chế độ tập luyện điều độ, tránh gắng sức gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh sản.
      • Quan hệ tình dục đều đặn: Quan hệ tình dục đều đặn, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 5 ngày trước đến 1 ngày sau thời điểm rụng trứng, có thể tăng cơ hội thụ thai.
      • Giữ trọng lượng cơ thể hợp lý: Béo phì hoặc quá gầy có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Duy trì chỉ số khối cơ thể trong khoảng hợp lý có thể giúp tăng khả năng thụ thai.
      • Cắt giảm caffeine: Caffeine có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sinh sản của nữ giới. Việc uống quá nhiều caffeine trước và trong khi mang thai cũng làm tăng nguy cơ sảy thai. Do đó, để gia tăng khả năng mang thai thì việc cắt giảm chất này là điều cần thiết.
      • Duy trì sức khỏe sinh sản: Cả hai phía nam và nữ nên duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, tránh hút thuốc lá, uống rượu và giảm stress. Những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng và trứng.
      • Kiểm soát căng thẳng: Stress có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai bằng cách làm thay đổi hormone sinh sản. Thực hành các phương pháp giảm stress như thiền, yoga, hoặc liệu pháp tâm lý có thể hỗ trợ quá trình thụ thai.
      • Ăn nhiều thực phẩm có chứa protein và chất xơ từ thực vật: Chất xơ và protein từ thực vật rất có lợi cho hệ sinh sản. Các thành phần dinh dưỡng này giúp loại bỏ đi lượng hormone dư thừa và cân bằng lại lượng đường trong máu. Điều này có ảnh hưởng tích cực đến khả năng thụ thai thành công.
      • Tìm hiểu về chu kỳ kinh nguyệt: Phụ nữ nên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình để xác định thời điểm rụng trứng, khi đó khả năng thụ thai là cao nhất. Thời gian rụng trứng thường xảy ra vào khoảng giữa chu kỳ kinh nguyệt, khoảng 14 ngày trước chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo.
      • Không sử dụng chất bôi trơn có hại: Một số chất bôi trơn có thể ảnh hưởng đến khả năng sống của tinh trùng. Nếu cần sử dụng chất bôi trơn, hãy chọn những sản phẩm lành tình, tự nhiên.
      • Kiểm tra sức khỏe sinh sản: Nếu bạn đã cố gắng thụ thai trong một thời gian dài mà không thành công, hãy đi khám sức khỏe sinh sản của cả hai. Thông qua các bài kiểm tra, xét nghiệm bác sĩ có thể kiểm tra các vấn đề tiềm ẩn về sinh sản và đưa ra các lời khuyên hoặc phương pháp điều trị phù hợp.
      • Giữ cho cơ thể thoải mái sau quan hệ: Mặc dù không có bằng chứng khoa học rõ ràng, một số người tin rằng việc nằm nghỉ ngơi trong vài phút sau quan hệ có thể giúp tinh trùng di chuyển dễ dàng hơn đến trứng.

      Một điều nữa cần chú ý là các dấu hiệu thụ thai không thành công có thể bị nhầm lẫn với tình trạng kinh nguyệt bình thường của cơ thể chị em. Do vậy, ngoài quan sát những bất thường của cơ thể thì bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám nhằm xác định bản thân mang thai hay chưa nhé chứ không nên chủ quan hay tìm đến những địa điểm không rõ ràng.


      Chúc các cặp vợ chồng mau chóng có tin vui.


      Xem thêm về Mang thai 3 tháng đầu, tam cá nguyệt đầu tiên.

Danh bạ tên theo chữ cái
Tên con trai được nhiều người quan tâm tháng 10
Tên View
1 Thanh 535
2 Mạnh 417
3 Xuân 400
4 Quân 357
5 Phong 332
6 Châu 154
7 Luân 102
8 Đức 56
9 Kiên 56
10 Nguyên 19
Xem thêm
Tên con gái được nhiều người quan tâm tháng 10
Tên View
1 Xuân 857
2 Thi 801
3 Giao 770
4 Kiều 698
5 Linh 653
6 Nguyệt 649
7 Duyên 552
8 Quỳnh 510
9 Anh 463
10 Trang 325
Xem thêm