Những điều kiêng kỵ nên tránh khi đặt tên cho con
Đặt tên cho con là một vấn đề ý nghĩa và quan trọng và cũng có một số điều cấm kỵ để tránh dẫn đến những điều bất lợi cho con sau này. Khi đặt tên cho bé nên thuộc những điều kiêng kỵ sau nhằm tránh những sai lầm không đáng có.
- Kiêng sự qua loa, tùy ý, sơ suất
- Kiêng sự tự cao tự đắc
- Kiêng sự nông cạn và tầm thường
- Kiêng sự thô tục
- Kiêng dùng những từ có ngữ âm, hòa âm không hài hòa, những từ dễ đọc nhịu
- Kiêng kỵ sự không phân biệt nam nữ
- Kiêng việc trùng tên với nhiều người, dùng tên đơn
- Kiêng kỵ đặt tên theo mốt, từ lạ, ít gặp
- Kiêng dùng những từ tiêu cực, từ phản nghĩa, nghĩa xấu
- Kiêng dùng những từ ác liệt, cực đoan, hiềm nghi
- Kiêng việc trùng tên với các vĩ nhân, hiền tài, các nhân vật điển hình trong văn học, văn nghệ
- Kiêng dùng những tên động vật không may mắn, những từ chỉ cơ quan cơ thể, từ chỉ bệnh tật
- Kiêng dùng những hiện tượng xã hội không vui, tiêu cực để đặt tên
Kiêng sự qua loa, tùy ý, sơ suất
Tên là biệt hiệu của con người theo người đó suốt cuộc đời, thể hiện thân phận xã hội và cũng là thứ không thể thiếu trong việc giao tiếp xã hội. Một cái tên hay có thể đem lại cho bạn nhiều thuận lợi và vận hạnh. Do đó, khi đặt tên tuyệt đối không được qua loa, đại khái hành sự, tùy tiện hay đơn giản. Phải suy nghĩ kỹ, kết hợp nhiều nhân tố, phương tiện.
Sơ suất là do khi đặt tên không suy nghĩ thấu đáo gây ra những "hậu di chứng". Từ tiếng Việt và Hán Việt có tính đa nghĩa, khi đặt tên luôn luôn phải chú ý để tránh sơ suất về mặt ngữ nghĩa. CÓ trường hợp dùng từ trong thành ngữ để đặt tên lại không mang ý nghĩa thành ngữ. Ví dụ như tên "Mã Đề Tật". Cái tên này được dùng trong điển cố, xuất hiện trong "Đăng Khoa Hậu" của Mạnh Giao: "Xuân phong đắc ý mã đề tật, nhất nhật khán tận trường an hoa". Từ "tật" trong câu thơ mang ý nghĩa nhẹ nhàng, vui vẻ phản ánh tâm trạng đắc ý sau khi đăng khoa thi cử. Nhưng khi tách riêng ra 3 từ đơn để làm tên thì ngữ cảnh thay đổi. Ý nghĩa khái quát của "tật" là bệnh tật, hiểu từ góc độ này, cái tên như vậy quả không may mắn.
Kiêng sự tự cao tự đắc
Đặt tên không thể quá thô thiển, cũng không thể tự cao tự đại, càng không thể bừa bãi. Vì đặt một cái tên quá lộ liễu dẫn đến phản cảm, tâm lý không thoải mái.
Có một số tên như Vĩ Đại, Bá Cường, Trọng Đại, Hùng Tài, Thiên Hạ, Thắng Thiên, Độc Tôn, Siêu Chung, Siêu Nhân, Thiên Địch, Bá Gia, Thế Giai,... rất dễ gây sự bất kính, khiếm nhã, cần phải tránh.
Kiêng sự nông cạn và tầm thường
Đặt tên nên có sự mới mẻ, độc đáo. Tên trước giờ thường được đặt dựa theo hai phương diện:
Thứ nhất là về tục lệ truyền thống về dòng tư tưởng, đặt tên vẫn bao quanh những đề tài: phúc lộc, tài tướng, nhân thọ an khang, quang tôn giao tổ, lễ nghĩa khiêm chỉ, tài vận, sức khỏe kiện khang, tư duy sáng suốt,... Những chữ hay dùng như: trung, hậu, hiền, đức, kim, ngân, chu, bảo , long, hổ, phượng, anh, hoa, lan, hương,...
Hai là hay dùng những từ trong tục ngữ, thành ngữ, văn chương để đặt tên như: Cao Sơn, Cao Phong, Hoàng Cầm, Thương Cầu, Chương Tháp, Chính Thường, Bảo An, Khang Lạc, Liên Hoa, Thiện Tâm, Quế Như,...
Cho nên dễ gây ra hiện tượng trùng lặp và thiếu sự sáng tạo. Các ba mẹ cũng nên tự cho mình "think out of the box" để có thêm nhiều ý tưởng hay cho con mình nhé.
Kiêng sự thô tục
Thô và mỏng là hai khía cạnh khác nhau. Tục tĩu và nhã nhặn là hai mặt đối lập nhau. Tên gọi nên là sản phẩm nghệ thuật tinh tế, thanh khiết để cho con người cảm thấy vui vẻ, nhân văn. Dùng từ "thô tục" thường có hai loại:
- Thứ nhất là dùng những từ thô tục, tầm thường. Tên chính thường được các gia đình ở một số vùng nông thôn (thường là ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ), ít học, đặt cho con cái, tên từ gốc Nôm có vẻ mộc mạc như: Đực, Gái, Lừa, Bịp, Dốt, Bông, Rồi, Vui, Cười, Lây, Há, Đực, Tí, Cò, Sầu, Đau... (những cái tên này cực kỳ ít phổ biến và không còn nhiều trong xã hội hiện đại).
- Thứ hai là mặc dù đã có sự biến đổi nhất định về mặt văn tự nhưng ý nghĩa của từ vẫn bộc lộ vẻ hoang dại, điềm xấu. Ví dụ: Lôi Công, Hồ Ly, Lưu Sát, Ung Thân, Chiếu Tài, Sùng Nhân,...
Kiêng dùng những từ có ngữ âm, hòa âm không hài hòa, những từ dễ đọc nhịu
Tên kêu, thuận tai, hài hòa là những yêu cầu cơ bản của một cái tên hay. Tên chúng ta thường do hai, ba hoặc nhiều nhất là năm chữ tạo nên. Có người tên rất hay, có người không, nguyên nhân là do phối hợp âm vận không hợp lý.
Mà tên một người có hay hay không nằm ở chỗ khi gọi tên nghe có thuận miệng, rõ ràng làm người khác thấy hài hòa, du dương hay không. Nó yêu cầu chúng ta phải chú ý đến hiệu quả âm vận hoàn chỉnh khi dùng chữ đặt tên. Vì vậy, nên chú ý những vấn đề sau:
- Thứ nhất, nên tránh những họ và tên có phát âm gần giống nhau, các chữ có cùng dấu đi liền nhau, đặc biệt là các thanh trắc. Như khi đặt tên không nên là Triệu Thuyết, Trần Trọng, Huỳnh Hoàng, Đồng Dương, Vương Văn Vượng, Trịnh Triệu Thuỷ, Trần Huyền Hà, khi đọc lên rất nhịu miệng.
- Thứ hai, tránh những tên dễ liên tưởng đến ý nghĩa không hay. Bố mẹ cũng nên chú ý đến các chữ cái đầu của các từ trong tên, tránh việc ghép lại thành một từ có nghĩa xấu. Mặc dù điều này hiếm khi xảy ra nhưng cẩn thận vẫn hơn, mẹ nên kiểm tra kỹ trước khi “chọn tên gửi vàng nhé”.
- Tên theo dạng cảm xúc: Thị Vui, Đại Mừng, Văn Sướng. Những cái tên này sẽ dễ gây nên tình huống dở khóc dở cười trong những dịp đặc biệt, chẳng hạn trong đám tang.
- Tên có thể nói lái thành nghĩa không hay: Khi chọn tên, mẹ nên thử tất cả các trường hợp nói lái, nói nhại cái tên để đảm bảo sau này không ai xuyên tạc để trêu ghẹo bé. Ví dụ như Tiến Tùng (nói lái là Túng Tiền), Thắng Đức (nói ngược là “Đứt Thắng”).
Kiêng kỵ sự không phân biệt nam nữ
Sự dị hóa ở đây là chỉ nữ giới đặt tên điển hình của nam giới, nam giới đặt tên điển hình của nữ giới, tạo nên sự hỗn loạn trong việc tạo sự khác biệt về giới tính trong tên. Cái tên hay thể hiện ra đặc trưng tính cách, thuận lợi cho việc giao lưu xã hội.
Tên dị hóa không phù hợp với những yêu cầu đó nên không khuyến khích đề xướng. Đặt tên cho bé nhỏ nhà mình để thể hiện sự ưu ái đối với bé, dù là con trai hay con gái có thể dùng những từ trung tính nhưng không thể quá điển hình.
Kiêng việc trùng tên với nhiều người, dùng tên đơn
Việc đặt tên từ đơn khiến cho hiện tượng trùng tên trở nên phổ biến. Từ sau giải phóng 1975, rất nhiều bậc phụ huynh khi đặt tên cho con luôn đặt tên từ đơn một chữ. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do đa số người dân đang trải qua thời điểm kinh tế xã hội khó khăn nên không chú trọng nhiều về việc đặt tên cũng như văn hóa truyền thống khiến cho việc đặt tên bị bỏ bê và không đúng chức năng của tên gọi.
Hiện tượng trùng tên đương đại trở thành vấn đề nan giải lớn trong xã hội phát triển, khiến nó trở thành những khó khăn, vướng mắc và thiếu tinh tế.
Khi trẻ em đi học thường phát sinh nhiều phiền toái không cần thiết vì nguyên nhân đặt tên không phù hợp. Trong một lớp có 50 học sinh, có khoảng hơn 5 bé có tên đơn "Anh" trùng nhau, lên lớp thầy gọi tên thì 5 bạn đều đồng loạt đứng dậy. Nếu như một "Anh" làm một việc tốt thì khi thầy tuyên dương thì cả mấy bạn đều vui. Nếu như 1 "Anh" nào bị phê bình thì bốn người còn lại đều có thể bị lây không vui. Khi thi cử lại càng phiền toái hơn.
Thậm chí khi ra xã hội, đi làm, cũng vì lặp tên mà cảm thấy ngại ngùng. Nếu mỗi phòng ban có 2-3 người cùng tên "Trung" thì khi làm việc sẽ khó khăn trong giao tiếp, về sau đành phải gán ghép thêm nickname như "Trung lớn", "Trung bé", hoặc ghép họ vào để dễ phân biệt như "Trung Lê", "Trung Phan",... sẽ rất sượng sạo.
Không chỉ vậy, vấn đề trùng họ tên cũng mang không ít phiền toái cho các lĩnh vực như: bưu chính, giao hàng, điện thoại, ngân hàng, hộ tịch, quản lý thống kê,... Nghiêm trọng hơn còn có thể cung cấp cho các phần tử tội phạm cơ hội đạo danh, mạo danh lừa đảo tràn lan cũng do xã hội chưa chú trọng nhiều vào việc đặt tên, nghèo nàn ý tưởng sáng tạo.
Kiêng kỵ đặt tên theo mốt, từ lạ, ít gặp
Tên là công cụ kết nối với người khác, nên cố gắng đặt một cái tên mà mọi người dễ nhận biết, dễ đọc, dễ hiểu mà không nên dùng những từ quá lạ làm cho mọi người không hiểu.
Việc tránh dùng những tên đu trend, theo mốt cũng được phản ánh do nhiều ba mẹ không chú trọng đến việc đặt tên dẫn đến con mình sau này gặp nhiều biến cố trong cuộc sống.
Kiêng dùng những từ tiêu cực, từ phản nghĩa, nghĩa xấu
Từ tiêu cực có 3 loại:
- Thứ nhất là loại từ thể hiện sự nhỏ bé yếu ớt. Ví dụ mềm yếu như cây cỏ trong khe đá, khiến người ta cảm thấy đáng thương.
- Thứ hai là loại đau thương, những tên như vậy đem lại cho con người ta sự đau khổ, cô độc, cảm giác đau xót trong lòng.
- Thứ ba là loại hắc ám. Loại tên này đem lại cho người ta cảm giác lạnh lẽo, tiền đồ tối tăm, cảm giác sợ hãi.
Kiêng dùng những từ ác liệt, cực đoan, hiềm nghi
Những từ ác liệt bao gồm cả những phương diện phẩm hạnh và những từ chỉ hậu quả cực đoan đề sẽ gây phản cảm cho những người chính trực, lương thiện do đó không nên đặt.
Cái gọi là hiềm nghi là để chỉ những từ đặc biệt mẫn cảm. Ví dụ: Vương, Bá, Tử, Sát, Thất, Toan (chua), Xú (hôi thối), Tang (dơ bẩn), Thỉ (phân), Niệu, Đàm, Tỵ... Những tên trực tiếp dùng từ này hầu như không có và rất hiếm khi dùng nhưng cũng nên lưu ý.
Kiêng việc trùng tên với các vĩ nhân, hiền tài, các nhân vật điển hình trong văn học, văn nghệ
Nhiều người đặt tên con theo nhân vật "Thúy Kiều" nhưng không hiểu rõ "Thúy Kiều" là nhân vật chính trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, lấy hình tượng từ cuộc đời Vương Thúy Kiều, một kỹ nữ thời nhà Minh của Trung Quốc. Tuy là một người con gái tài sắc vẹn toàn, hiếu kính mẹ cha, sống tình nghĩa nhưng lại gặp nhiều long đong, bất hạnh trong cuộc đời.
Thông thường, những tên họ của cổ nhân như "Nguyễn Bỉnh Khiêm", "Lê Quý Đôn",... thì mọi người đều biết đến. Nếu ba mẹ cố ý đặt tên trùng với những danh nhân thì dễ đem lại nhiều phiền toái. Bên Trung Hoa có người tên là Lý Tự Thành, khi mọi người tụ tập họp nhóm lại hay mở miệng đùa:"Sấm Vương đến rồi!" làm cho anh ta khó xử, bối rối.
Ở Mỹ có người tên William Shakespear cùng họ tên với nhà đại văn hào nổi tiếng thế giới. Từ nhỏ đến lớn, khi mọi người hỏi tên anh ta thì đều ồ lên kinh ngạc. Về sau cậu bé này đành phải đổi tên để có được những ngày bình yên.
Kiêng dùng những tên động vật không may mắn, những từ chỉ cơ quan cơ thể, từ chỉ bệnh tật
Tên của một số loài động vật không may mắn như: Dăng (ruồi), Thuật (chuột), Tí, Lang (sói), Chu (lợn), Sài, Kê, Áp, Xà, Hạt (bọ cạp),... nên tránh
Các tên gọi cơ quan trong cơ thể cũng nên tránh đặt tên: Nhãn, Tỳ, Thiết, Hầu, Gan, Tỳ, Phổi, Vị,...
Kiêng dùng những hiện tượng xã hội không vui, tiêu cực để đặt tên
Ví dụ, từ cố chấp, rào cản. "Rào cản" ý chỉ giới hạn, ví von như nhốt mình trong chuồng, cảnh tượng mất tự do. Những tên như vậy nhất định sẽ khiến con người không thoải mái.